Đóng

Tin tức

07/03/2018

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỨNG CHỈ TKT VÀ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

SỰ KHÁC BIỆT

GIỮA CHỨNG CHỈ TKT VÀ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Thời gian qua, CN3 TTNN ĐHSP Tp.HCM nhận được khá nhiều cuộc gọi hỏi về sự khác biệt giữa chứng chỉ TKT và chứng chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm.

Nhằm giúp các bạn có được cái nhìn chính xác hơn, qua đó có thể chọn cho mình một khóa học phù hợp với nhu cầu mà không phải lãng phí thời gian và tài chính của mình, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên bằng cách đối chiếu một vài điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai loại chứng chỉ này.

  1. Hai loại chứng chỉ này là gì?  
  • Chứng chỉ TKT (Teaching Knowledge Test): là chứng chỉ đánh giá kiến thức về giảng dạy tiếng Anh thông qua một loạt bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm. Trên lý thuyết, TKT có 5 bài thi tương ứng với các module: 3 module chính (core module) và 2 module chuyên biệt (specialist module). Tuy nhiên, hiện nay ở VN chỉ tổ chức thi 3 module chính mà thôi. Học viên có thể dự thi bất kỳ hoặc cả 3 module. Với mỗi module, thí sinh sẽ được cấp một chứng chỉ có ghi kết quả, do Đại học Cambridge cấp.
  • Chứng chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm (NVSP): là chứng chỉ được cấp cho các đối tượng không tốt nghiệp từ các trường sư phạm thông qua các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp học viên có cơ hội giảng dạy từ bậc Tiểu học đến Đại học tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Nói nôm na, chúng ta có thể xem đây là chứng chỉ hành nghề sư phạm. Chứng chỉ này do các cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm được Bộ GD&ĐT cho phép giảng dạy cấp.

Lưu ý: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã ngưng mở các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ NVSP cho các bậc từ Tiểu học đến Trung học chuyên nghiệp, chỉ còn các khóa dành cho Cao đẳng và Đại học mà thôi.

  1. Hai loại chứng chỉ này dành cho các đối tượng nào?
  • TKTphù hợp với mọi đối tượng có mong muốn giảng dạy tiếng Anh và có trình độ Anh ngữ tương đương cấp độ B1 trở lên (dựa trên khung Tham chiếu chung châu Âu CEFR).
  • NVSPphù hợp cho mọi đối tượng đã tốt nghiệp Đại học và có mong muốn trở thành giáo viên hoặc giảng viên.
  1. Ngôn ngữ được sử dụng trong các khóa học của hai loại chứng chỉ này là gì?
  • TKTsử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy
  • Tiếng Việt là ngôn ngữ giảng dạy trong các khóa NVSP.
  1. Bạn có thể tự ôn luyện để thi lấy hai chứng chỉ này được không?
  • TKT: được. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt hoặc/và đã từng dạy tiếng Anh, bạn có thể tự ôn luyện ở nhà và đăng ký thi lấy chứng chỉ.
  • NVSP: không. Vì chưa có kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, bạn phải tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
  1. Bạn có phải tham gia thi để lấy hai loại chứng chỉ này?
  • TKT: Có. Đây là điều bắt buộc.
  • NVSP: Tùy. Một vài cơ sở đào tạo sẽ yêu cầu bạn làm bài thi cuối khóa trước khi cấp chứng chỉ; một số nơi khác thì không.
  1. Các kiến thức được dạy trong hai khóa học lấy chứng chỉ này là gì?

TKT: Kiến thức và kỹ năng thực hành dành riêng cho giảng dạy tiếng Anh trong và ngoài nước.

NVSP: Kiến thức chung để dạy học trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.

  1. Nếu có một trong hai loại chứng chỉ này, chúng ta có thể dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục không?
  • TKT: được và chưa. Với những bạn đã hoặc đang tham gia giảng dạy tiếng Anh nhưng chưa có một loại bằng cấp chính thức nào, TKT là giấy thông hành rất phù hợp để các bạn làm việc tại trường học hoặc các cơ sở ngoại ngữ. Còn đối với những bạn chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chúng tôi khuyến khích các bạn tham gia thêm khóa học về TESOL. Với khóa học này, các bạn sẽ được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản về giảng dạy tiếng Anh nhằm bổ sung cho phần lý thuyết từ TKT. Tại CN3 TTNN ĐHSP Tp.HCM, chúng tôi có các khóa học TKT-TESOL, kết hợp cả lý thuyết thi TKT lẫn kỹ năng cơ bản cũng như thực hành giảng tập trên lớp nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các bạn khi tham gia giảng dạy thực sự.
  • NVSP: không rõ. Trong các văn bản chính thức của Bộ GD&ĐT, người viết chưa thấy có thông tin nào nói rằng các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có thể phù hợp với các đối tượng có mong muốn giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Cần lưu ý, không giống các môn tự nhiên hay xã hội, dạy ngoại ngữ là công việc có đặc thù và đòi hỏi những yêu cầu rất riêng.
  1. Thời hạn giá trị của hai loại chứng chỉ này?

Hiện nay, chưa có thông tin chính thức nào ấn định thời hạn của hai loại chứng chỉ này; do vậy, cả TKT và NVSP đều được xem là có giá trị vĩnh viễn.

  1. Ai công nhận hai loại chứng chỉ này?
  • TKT: với uy tín và kinh nghiệm của Đại học Cambridge, TKT được xem là có giá trị quốc tế. Hiện nay, hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận TKT. Nghĩa là, nếu có dịp sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài, với chứng chỉ TKT, bạn sẽ có cơ hội giảng dạy tiếng Anh cho người có ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh.

Cần nói thêm, hiện nay khá nhiều Sở GD&ĐT các tỉnh thành trên cả nước cũng xem TKT là một điều kiện bắt buộc khi tuyển giáo viên tiếng Anh cơ hữu.

  • NVSP: về lý thuyết, chứng chỉ NVSP sẽ được công nhận tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.
  1. Đơn vị nào ở Việt Nam tiếp nhận hai loại chứng chỉ này?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Thực tế cho thấy, mỗi đơn vị có nhu cầu tuyển dụng riêng nên sẽ có những yêu cầu riêng về các loại bằng cấp, chứng chỉ. Do vậy, khi đi xin việc, bạn cần nắm rõ nhà tuyển dụng cần gì ở bạn để có thể đưa ra các loại chứng chỉ (TKT hay NVSP) phù hợp.

———————————————–
???? Liên hệ ngay Trung tâm để được tư vấn cụ thể lộ trình học và thông tin về chương trình học nhé.
Chi Nhánh 3 – Trung tâm ngoại ngữ Đại Học Sư phạm TP.HCM
223 Nguyễn Tri Phương, p9, q5, TP.HCM (Trường THPT Quang Trung – Nguyễn Huệ)
ĐT: (028).66.855.393 – ZALO: 0886009620
0978 995 788 (Ms. Thương) – 093 534 6690 ( Hương)

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỨNG CHỈ TKT VÀ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
4.9 (98.86%) 35 votes